Bệnh cầu trùng ở gà là gì và các biểu hiện để nhận biết

Bệnh cầu trùng ở gà có khả năng truyền nhiễm làm ảnh hưởng tới cả đàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của gia cầm khi mắc phải là gì? Có cách nào để phòng tránh hiệu quả hay không? Tất cả những thông tin này sẽ được Dagathomo tổng hợp và cung cấp trong bài viết ngay sau đây nhé. 

Tìm hiểu về bệnh cầu trùng ở gà là gì?

Bệnh cầu trùng ở gà làm giảm sức đề kháng khiến gà dễ bị bệnh truyền nhiễm
Bệnh cầu trùng ở gà làm giảm sức đề kháng khiến gà dễ bị bệnh truyền nhiễm

Bệnh cầu trùng xuất hiện ở gà còn có tên khoa học là Coccidiosis Avium khá phổ biến. Đây là loại bệnh có mức độ lây lan nhanh và khó có thể điều trị dứt điểm nhanh chóng đặc biệt là trong điều kiện thời tiết ẩm ướt. Thông thường gà ở giai đoạn 2-8 tuần tuổi sẽ dễ mắc phải bệnh cầu trùng, 

Bệnh cầu trùng ở gà theo thống kê tỷ lệ chết chiếm 5-15% khi khảo sát ở Việt Nam. Mặc dù mức độ tử vong không cao như nhiều loại bệnh khác nhưng sẽ làm tiêu tốn rất nhiều kinh phí do gà phát triển chậm hay mắc những bệnh truyền nhiễm khác như tụ huyết trùng, Gumboro,… Bởi lúc này những cá thể mắc bệnh sẽ có sức đề kháng rất kém.

Đường lây truyền bệnh cầu trùng như thế nào?

Con đường lây truyền của bệnh cầu trùng gà là gì?
Con đường lây truyền của bệnh cầu trùng gà là gì?

Bệnh cầu trùng ở gà khiến cả đàn gà ngày càng suy yếu sức đề kháng và khả năng cả đàn bị hủy hoạt khá cao. Dưới đây nhà cái Dagathomo chia sẻ một số những con đường lây nhiễm của loại bệnh này cho mọi người hiểu rõ: 

  • Thông thường bệnh cầu trùng chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hóa. Ví dụ dù gà bị nhiễm bệnh đã khỏi nhưng phân của chúng còn dính bào tử cầu trùng khiến những con khác khỏe mạnh khi ăn phải lẫn trong các thức ăn, nước uống. 
  • Trong những trại gà các loại côn trùng hay động vật gặm nhấm cũng là nguồn cơn gây nên cầu trùng trong trang trại. 
  • Do khu vực chuồng nuôi không hợp vệ sinh và khu nuôi nhốt chật chội ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn cầu trùng xuất hiện và tồn tại lâu dài. 

Gà bị cầu trùng sẽ có những biểu hiện ra sao?

Bệnh cầu trùng ở gà cũng như những loại khác sẽ có những biểu hiện giúp mọi người dễ dàng nhận biết. Vì thế anh em cần chú ý quan sát để kịp thời phát hiện sớm. Ở mỗi giai đoạn bệnh khác nhau lại có những biểu hiện không giống nhau, cụ thể như sau: 

Ở thể cấp tính

Gà bị cầu trùng thể cấp tính sẽ đi phân có bọt vàng hay nâu, lẫn máu
Gà bị cầu trùng thể cấp tính sẽ đi phân có bọt vàng hay nâu, lẫn máu

Bệnh cầu trùng ở gà thể cấp tính là giai đoạn được đánh giá là dễ nhận biết nhất. Biểu hiện của những chú gà này là thường xuyên bỏ ăn hay mệt mỏi ăn kém. Tuy nhiên chúng lại uống khá nhiều nước. Đồng thời khi quan sát mọi người sẽ thấy di chuyển của những chú gà này kém linh hoạt, chậm chạp. 

Ngoài quan sát biểu hiện hình dáng ngoài khi hà bị nhiễm cầu trùng còn biểu hiện dễ thấy qua phân như có bọt màu vàng hay nâu đỏ. Ngoài ra khi mắc bệnh một thời gian trong phân có lẫn máu. Khi không phát hiện ra sau một tuần nhiễm bệnh gà sẽ bị co giật và tỷ lệ chết lên đến 70 – 80%.

Bệnh cầu trùng ở gà thể mãn tính có biểu hiện ra sao?

Thông thường ở những chú gà trong giai đoạn 90 ngày tuổi thông thường sẽ mắc cầu trình thể mãn tính. Khi gà càng già thì mức độ bệnh sẽ không nặng với các biểu hiện cho mọi người quan sát như sau: 

  • Đi ngoài phân sống, đi ỉa chảy hoặc một số đi ngoài có lẫn màu đen và máu. 
  • Lông gà có vẻ xù không còn độ mượt mà như bình thường.
  • Mệt mỏi, ủ rũ và khó khăn trong di chuyển. 

Thế nhưng theo đánh giá bệnh cầu trùng ơ gà thể mãn tính không nguy hiểm và tỷ lệ tử vong nhanh như thể cấp tính. Với những chú gà nhiễm nặng sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc ruột làm hư hại nặng. 

Thể mang trùng

Tỷ lệ đẻ trứng của gà mái khi bị cầu trùng sẽ giảm đi đáng kể
Tỷ lệ đẻ trứng của gà mái khi bị cầu trùng sẽ giảm đi đáng kể

Bệnh cầu trùng ở gà còn xuất hiện ở thể mang trùng ẩn bệnh và theo thống kê hay xuất hiện ở những con đã trưởng thành hay sinh sản. Dù nhiễm bệnh nhưng chúng vẫn ăn uống bình thường không có biểu hiện nào bất thường ra ngoài trong di chuyển hay đi ngoài. Thế nhưng giảm khả năng đẻ trứng nên mọi người cần chú ý để sớm phát hiện. 

Cách phòng bệnh cầu trùng ở gà cần nắm rõ

Để có thể phòng bệnh cầu trùng cho gia cầm hiệu quả mọi người hãy chú ý tuân thủ thực hiện theo những biện pháp sau đây: 

Vệ sinh chuồng trại

Mọi người cần chú ý vệ sinh khử khuẩn chuồng trại phòng bệnh cầu trùng
Mọi người cần chú ý vệ sinh khử khuẩn chuồng trại phòng bệnh cầu trùng

Điều quan trọng trong công tác phòng bệnh cầu trùng, cũng như phòng bệnh gà bị sổ mũi cho gà mà mọi người cần nắm đó là hãy chú ý trong việc vệ sinh chuồng trại một cách sạch sẽ, cụ thể như sau:

  • Luôn đảm bảo sự thông thoáng cho khu vực chăn nuôi không quá nóng vào mùa hè và lạnh giá vào mùa đông. 
  • Chú ý đến công tác vệ sinh các dụng cụ cho gà ăn như máng đựng thức ăn, máng nước để tránh việc lây nhiễm nguồn bệnh. 
  • Sau khi kết thúc mỗi đợt nuôi gà cần phải quét dọn kỹ, rắc vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh và đợi ít nhất một tháng mới nuôi lại. 
  • Thực hiện phun khử trùng định kỳ với những loại hóa chất như Bio Xide, Bio Dine, Bio Guard,… đảm bảo cho khu vực chăn nuôi hiệu quả. 

Phòng bệnh cầu trùng ở gà bằng sử dụng vắc xin và thuốc 

Ngoài việc chú ý đến công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi để phòng bệnh mọi người cần sử dụng vắc xin nhược độc. Ngoài ra, dùng thêm các loại thuốc như Eco Toltra 2.5, Eco Anticoccid, Bio Anticoc, anti cocsin với liều lượng cụ thể. Mọi người có thể kết hợp cho vào thức ăn hay nước uống định kỳ. Qua đó giúp gà tăng đề kháng phòng chống bệnh hiệu quả. 

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin Dagathomo cung cấp về bệnh cầu trùng ở gà cho quý độc giả tìm hiểu cụ thể. Qua đó mọi người có thể quan sát và sớm nhận ra được dấu hiệu phát hiện và chữa trị kịp thời tránh lây lan. Đồng thời người chăn nuôi phải chủ động phòng tránh không chủ quan để không xảy ra hậu quả nghiêm trọng thiệt hại kinh tế.