Bệnh coryza trên gà là một loại bệnh truyền nhiễm có thể gây hại cho cả đàn gà, dấu hiệu đặc trưng của loại bệnh này là sổ mũi. Tuy bệnh này không quá phức tạp nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ dễ khiến gà bị thiệt mạng, gây nên thiệt hại kinh tế lớn cho chủ nuôi. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Dagathomo tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh coryza.
Bệnh coryza trên gà xảy ra do đâu?
Nguyên nhân chính gây nên bệnh coryza trên gà là do vi khuẩn Haemophilus với ba loại huyết thanh A, B, C cư trú chủ yếu trên cơ thể gà. Loại vi khuẩn này có thể tồn tại trên cơ thể gà từ 2 đến 3 ngày, từ đó có khả năng gây bệnh sổ mũi và truyền nhiễm bệnh trong đàn gà cực kỳ nhanh. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể phát triển thành dịch bệnh và có thể khiến gà tử vong bất kỳ lúc nào.
Dịch bệnh coryza có tỷ lệ xảy ra cao hơn tại những trang trại chăn nuôi hỗn hợp với số lượng đàn lớn. Chỉ cần một con gà có tiếp xúc với nguồn bệnh từ môi trường và bị sổ mũi truyền nhiễm thì sẽ dễ dàng lây lan cho những con gà khác trong bầy đàn của mình.
Khi bệnh coryza trên gà mới xâm nhập khoảng 1 – 3 ngày thì sẽ không có những triệu chứng quá rõ ràng nếu không để ý kỹ. Sau thời gian 3 ngày, vi khuẩn Haemophilus sẽ lây lan khắp cả đàn gà qua dịch tiết nhiễm mầm bệnh hoặc phân gà đã bị nhiễm bệnh. Điều này sẽ khiến người nuôi bị thiệt hại kinh tế lớn khi chất lượng và số lượng gà nuôi đều bị giảm sút.
Biểu hiện thường gặp của bệnh coryza trên gà
Khi nhiễm bệnh sổ mũi truyền nhiễm, gà sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Sư kê cần quan sát đàn gà mỗi ngày để có thể phát hiện các triệu chứng bệnh nếu có nhằm lên phác đồ điều trị kịp thời:
- Đàn gà sẽ bị giảm sản lượng trứng rõ rệt khi nhiễm coryza.
- Một số con gà có thể bị mắc hội chứng sưng phù đầu hoặc mặt nếu mắc bệnh coryza trên gà.
- Trong thời gian mắc bệnh, kê sẽ bị chảy dịch viêm liên tục từ mũi, dịch đặc và đóng mủ trắng, có thể quan sát thấy cánh mũi to ra bằng mắt thường.
- Mắt gà bị viêm kết mạc khiến 2 mí không thể mở ra như bình thường, chỉ hé được một phần rất nhỏ.
- Nếu gà bị sổ mũi truyền nhiễm trong thời gian dài thì gà sẽ bị mắc thêm chứng biếng ăn, không thể tiếp thu năng lượng dẫn đến kiệt quệ sức khỏe, tử vong.
- Ở thời kỳ cuối của dịch coryza, đôi lúc gà sẽ cảm thấy khó thở và bị ho nhiều do dịch viêm trong khoang mũi cô đặc lại.
Các triệu chứng trên có thể kéo dài trong 2 tuần và diễn biến nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời. Tỷ lệ nhiễm coryza ở gà có thể lên đến 100 nhưng nếu phát hiện sớm thì sẽ hiếm bị tử vong, gà sau khi khỏi bệnh sẽ được tăng cường khả năng miễn dịch.
Làm sao để chữa bệnh coryza ở gà?
Coryza là loại bệnh truyền nhiễm không quá nguy hiểm nếu phát hiện kịp thời và đưa ra biện pháp điều trị đúng. Dưới đây Dagathomo chia sẻ cách khắc phục và chữa trị bệnh sổ mũi truyền nhiễm để đàn gà được khỏe mạnh trở lại.
Phác đồ điều trị dứt điểm bệnh coryza trên gà
Nếu chịu quan sát đàn gà kỹ càng mỗi ngày, bạn có thể dễ dàng nhận thấy mầm móng và nguồn gốc của dịch bệnh coryza. Từ đó, có thể đưa ra biện pháp để ngăn chặn nó một cách triệt để:
- Vi khuẩn Haemophilus gây dịch coryza rất dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và chất khử trùng mạnh. Do đó, chủ nuôi cần phân loại gia cầm để kiểm tra dịch bệnh sau đó vệ sinh và phun thuốc khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh.
- Nếu số lượng gà nhiễm bệnh còn ít thì có thể sử dụng các loại thuốc trị sổ mũi đặc trị cho gà để chữa dứt điểm bệnh tình.
- Biện pháp chữa bệnh coryza ở gà hiệu quả nhất là tiêm vắc xin. Bạn có thể tiêm vắc xin phòng bệnh coryza ngay từ ban đầu để có thể ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, nên tích cực bổ sung vitamin C và các chất điện giải để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho gà trước các loại bệnh có tính truyền nhiễm cao.
Biện pháp phòng bệnh sổ mũi truyền nhiễm cho gà
Để đàn gà có thể phát triển đồng đều, khỏe mạnh mà không sợ dính phải bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nào thì anh em nên thực hiện các biện pháp phòng tránh sau đây:
- Rắc men toàn bộ trang trại để khử trùng không gian sống cho gà nuôi, phủ thêm một lớp ở dưới cùng của nền để đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Phun thuốc khử trùng chuồng trại theo định kỳ để đảm bảo đàn gà được sinh sống trong môi trường sạch sẽ, không có các mầm mống vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm.
- Để không gặp phải bệnh coryza trên gà, anh em nên cho gà ngủ trên cao, tránh ngủ trực tiếp dưới nền vì rất dễ nhiễm phải vi khuẩn gây hại.
- Không cho gà dính nước mưa vì vi khuẩn coryza rất ưa môi trường ẩm ướt và có thể sinh sôi với tốc độ thần tốc.
Kiểm soát bệnh coryza trên gà bằng vắc xin đặc trị
Theo khuyến cáo từ chuyên gia, bạn nên cho gà được tiêm phòng vắc xin coryza đầy đủ khi đạt 6 tuần tuổi. Đối với những môi trường ẩm ướt và có lịch sử nhiễm bệnh cao thì nên bắt đầu tiêm vắc xin khi gà bước vào tuần tuổi thứ 4. Khi gà chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh nở thì cũng cần tiêm vắc xin một lần nữa để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của gà suốt quá trình sinh sản.
Lời kết
Bệnh coryza trên gà có thể không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị dứt điểm thì vẫn có nguy cơ gây tử vong ở gà. Đồng thời, rất dễ lây lan khắp cả đàn gà, làm giảm hiệu suất sinh sản và gây thiệt hại kinh tế cho chủ nuôi. Hy vọng qua những chia sẻ của Daga trực tiếp, anh em đã biết cách chữa trị và phòng ngừa dịch bệnh coryza chuẩn nhất.
Dagathomo Website: https://dagathomo.store/ Phone: 0979366362 Email: [email protected] Địa chỉ: 39 Lý Thường Kiệt, TT. Hóc Môn, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam #dagathomo #dagathomostore #tructiepdaga #dagathomocampuchia